アセットパブリッシャー

null Tập huấn nâng cao kỹ năng tay nghề cho lao động của các làng nghề đan các sản phẩm từ mây, tre, nứa, lục bình năm 2024

Chi tiết bài viết Tin tức - sự kiện

Tập huấn nâng cao kỹ năng tay nghề cho lao động của các làng nghề đan các sản phẩm từ mây, tre, nứa, lục bình năm 2024

Ngày 8/7/2024, tại Trường Cao Đẳng cộng đồng Đồng Tháp, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tay nghề cho lao động của các làng nghề đan các sản phẩm từ mây, tre, nứa, lục bình.

Quang cảnh buổi tập huấn

Báo cáo viên có Ông Nguyễn Văn Trung - Nghệ nhân ưu tú, Giám đốc Trung tâm Giáp dục nghề nghiệp Mỹ nghệ Hoa Sơn, làng nghề mây, tre đan thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Tham dự lớp tập huấn có khoảng 30 học viên tham gia, đối tượng tham giangười lao động, thợ lành nghề đang trực tiếp (có khả năng hướng dẫn lại lao động tại làng nghề) tham gia sản xuất tại các làng nghề, ngành nghề đan thúng rổ, đan bội, đan cần xé, đan lờ, lọp, đan mê bồ, lục bình trên địa bàn tỉnh.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung giới thiệu nguyên liệu đan cho các học viên

Nội dung tập huấn tập trung vào một số vấn đề chính như: Giới thiệu một số nội dung liên quan đến thẩm mỹ, thiết kế, tạo hình sản phẩm và hoạch toán giá trị sản phẩm đan; Thực hành, hướng dẫn đan các mẫu kỷ xảo, kết hợp nhiều mẫu đan trong từng sản phẩm.

Hình ảnh các học viên tự thiết kế mẫu đan và hướng dẫn, góp ý của

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung

Thời gian diễn ra lớp học 05 ngày kể từ 8/7/2024 đến ngày 12/7/2024. Trong đó 03 ngày học lý thuyết kết hợp thực hành và 02 ngày đi khảo sát, nghiên cứu sản phẩm, thị trường thực tế tại Tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng.

Ảnh lớp khảo sát, nghiên cứu sản phẩm, thị trường thực tế tại Tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng

Lớp tập huấn với mong muốn giúp nâng cao kỹ năng tay nghề cho các lao động tại các làng nghề, ngành nghề đan các sản phẩm từ mây, tre, nứa, lục bình,… nhằm cải tiến, sáng tạo đa dạng mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề theo xu hướng tiêu dùng; thuận lợi tiếp cận, mở rộng liên kết tiêu thụ sản phẩm và tạo tiền đề cho các làng nghề tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Tạo điều kiện cho lao động tại các làng nghề gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm; trãi nghiệm thực tế các sản phẩm đang có trên thị trường, tìm hiểu xu hướng tiêu dùng và tìm kiếm đối tác kết nối hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

                                                                       Thảo Nguyên- Chi cục PTNT