Xuất bản thông tin

Hội nghị sơ kết chuyên đề Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Hội nghị sơ kết chuyên đề Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025

Sáng ngày 27/12/2024, tại Hội trường Ủy ban nhân dân Tỉnh đã diễn ra Hội nghị sơ kết chuyên đề Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng giai đoạn 2026 -2030. Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh uỷ/Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 đến dự và chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có ông Nguyễn Phước Thiện Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng chủ trì và hơn 115 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu cấp huyện.

Quang cảnh Hội nghị

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị; trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó chủ thể thực hiện là hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh.

Sau gần 04 năm triển khai thực hiện, đến nay Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo phương thức truyền thống sang ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Luỹ kế tính đến thời điểm hiện nay tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩn OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 01 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể (tăng 128 sản phẩm so với năm 2023).

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu: có 04 sản phẩm tiềm năng đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia và kết quả có 01 sản phẩm đạt 5 sao OCOP (kế hoạch có 15 sản phẩm tiềm năng đạt 05 sao được đề nghị Trung ương đánh giá); Chủ thể OCOP là HTX đạt 8,94% (kế hoạch có 40%) và chủ thể OCOP là doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 24% (kế hoạch có 30%); 02 chủ thể OCOP thực hiện xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng (kế hoạch có ít nhất 30%); 09/41 nghề truyền thống, làng nghề có sản phẩm OCOP, đạt 21,95% (kế hoạch có 50%);

Ông Nguyễn Phước Thiện Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả

Chương trình OCOP

Giải pháp thực hiện trong thời gian tới: (1) Phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, chủ thể OCOP trong việc đầu tư, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ; (2) Tổ chức rà soát, xác định các sản phẩm tiềm năng của hợp tác xã, làng nghề, làng nghề truyền thống của địa phương để hỗ trợ tham gia Chương trình OCOP và có định hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, có chất lượng nhằm đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất và liên kết thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng/có sản phẩm OCOP xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nguồn cung hàng hóa đảm bảo chất lượng; (3) triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ các chủ thể trong việc đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; tập huấn, đào tạo kiến thức sản xuất, kinh doanh, nhất là hỗ trợ đào tạo kinh doanh qua thương mại điện tử, đáp ứng xu hướng kinh doanh hàng hóa của thị trường. Khuyến khích và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cũng như tạo điều kiện các chủ thể sản xuất liên kết tiêu thụ nguyên liệu từ các hợp tác xã, làng nghề, làng nghề truyền thống để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao hơn để tham gia Chương trình OCOP; (4) Tổ chức vận hành hiệu quả Không gian Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp là không gian hỗ trợ chủ thể phát triển, chuẩn hoá thêm sản phẩm tiềm năng để tham gia vào Chương trình OCOP; cũng như là nơi để các sản phẩm OCOP tiếp cận thêm nhiều nội dung tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, kết nối giao thương.

Tại Hội nghị này, UBND tỉnh đã trao Giấy chứng nhận đạt 4 sao cho 35 sản phẩm (18 sản phẩm mới; 14 sản phẩm nâng hạng và 03 sản phẩm tham gia đánh giá lại) của 20 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Đồng Tháp năm 2024.

Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp/Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 và Ông Nguyễn Phước Thiện Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp trao chứng nhận và hoa chúc mừng cho các chủ thể OCOP 4 sao năm 2024

                                                                                                        MT

Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen

Ngày 16/12, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen của tỉnh Đồng Tháp.

Biểu trưng (Logo) chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen của tỉnh Đồng Tháp

Theo Quy chế, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này là Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Đối tượng áp dụng Quy chế là các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen của tỉnh Đồng Tháp.

Các sản phẩm gồm hạt sen tươi (sen lụa), hoa sen tươi, lá sen tươi và củ sen tươi phải thuộc giống sen hồng có nguồn gốc từ Đồng Tháp (gương xanh) và được sản xuất (trồng) trong phạm vi khu vực địa lý tương ứng với địa danh “Đồng Tháp”, được xác định theo bản đồ khu vực địa lý vùng trồng sen mang chỉ dẫn địa lý (“Bản đồ khu vực địa lý”).

Tiêu chí chứng nhận về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm sen mang chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp”, đối với sản phẩm hạt sen tươi (sen lụa) hạt có kích thước to, dài (Đường kính hạt: 1,13 – 1,28 cm; chiều dài hạt: 1,55 – 1,73 cm); đầu núm hạt có màu nâu đậm; hàm lượng nước (ẩm độ) từ 53,4 - 62,6%; hàm lượng tinh bột từ 17,4 - 18,2%; hàm lượng đường tổng từ 5,95 – 6,98%; hàm lượng chất xơ từ 0,88 - 1,26%; hàm lượng canxi (Ca) hòa tan từ 317 - 460 mg/kg; hàm lượng kali (K) từ 1,40 - 1,92%.  

Đối với hoa sen tươi đường kính hoa lớn: 22,9 – 24,0 cm; đối với lá sen tươi hàm lượng chất xơ từ 2,31 - 5,27%; đối với củ sen tươi hàm lượng tinh bột từ 9,54 - 9,92%, hàm lượng chất xơ từ 0,48 - 0,82%, hàm lượng đường tổng từ 7,20 - 7,54% và hàm lượng canxi (Ca) hòa tan từ 193 – 284 mg/kg.

>> Xem chi tiết văn bản tại đây

Việt Tiến

Đồng Tháp công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt 4 sao OCOP năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Đồng Tháp công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt 4 sao OCOP năm 2024

Ngày 16/12/2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định số 1193/QĐ-UBND-HC về công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt 4 sao OCOP tỉnh Đồng Tháp năm 2024 đối với 35 sản phẩm của 20 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh (gồm 03 sản phẩm tham gia đánh giá lại sau 03 năm công nhận; 14 sản phẩm tham gia nâng hạng; 18 sản phẩm mới tham gia đánh giá, phân hạng năm 2024).

Hình ảnh các sản phẩm OCOP công nhận 4 sao năm 2024

Theo đó các sản phẩm đạt 4 sao OCOP nêu trên, được Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp Giấy chứng nhận; được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in, dán trên bao bì sản phẩm OCOP theo đúng quy định hiện hành và Kết quả chứng nhận đánh giá, phân hạng sản phẩm 4 sao OCOP có giá trị trong 36 tháng kể từ ngày Quyết định được ký, ban hành.

Theo đó, Ủy ban nhân dân Tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024)

- Tham mưu tổ chức trao giấy chứng nhận và giải thưởng cho các sản phẩm được công nhận, phân hạng tại Điều 1 đúng quy định, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm.

- Hỗ trợ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các chủ thể thực hiện việc sử dụng, in, dán nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao lên bao bì sản phẩm được công nhận đúng quy định.

- Tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định thu hồi công nhận đạt sao đối với các sản phẩm được chứng nhận OCOP năm 2021 không tham gia đánh giá lại sau 36 tháng theo quy định, sản phẩm ngưng sản xuất, sản phẩm được chứng nhận nhưng vi phạm các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định và các trường hợp khác có liên quan.

Lũy kế tính đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩm (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 01 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể.

Nguồn theo Quyết định số 1193/UBND-HC ngày 16/12/2024.

                                                                                                            MT-VPĐP

Huyện Tam Nông: Ra mắt Hội quán đầu tiên về OCOP

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Huyện Tam Nông: Ra mắt Hội quán đầu tiên về OCOP

Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông tổ chức ra mắt Hội quán Cộng đồng OCOP - Tam Nông, vào chiều ngày 07/12. Hội quán tập hợp những chủ thể làm OCOP độc đáo của địa phương và là Hội quán đầu tiên về OCOP của tỉnh Đồng Tháp.

Đến dự lễ, có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Phước Thiện; lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông; lãnh đạo Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên của Hội quán

Hội quán tọa lạc tại Khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, với 18 thành viên, do bà Nguyễn Thúy Kiều – Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Ba Tre làm Chủ nhiệm.

Hội quán là nơi để gắn kết các thành viên cùng chung mục tiêu xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm OCOP của địa phương; phát huy nghề truyền thống, giá trị văn hóa bản địa, khai thác tối đa giá trị sản vật hiện có; hỗ trợ nhau hoàn thiện sản phẩm, nhất là thương hiệu và câu chuyện sản phẩm gắn liền với các giá trị văn hóa, nét độc đáo riêng về nguồn gốc hình thành; khơi dậy niềm tự hào của cư dân về sản phẩm, hình ảnh địa phương.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Phước Thiện chúc mừng sự ra đời của Hội quán và cho rằng, đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong việc phát triển OCOP ở địa phương và toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Phước Thiện mong muốn các thành viên sẽ phát huy bản sắc cộng đồng của Hội quán, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau nghĩ, cùng nhau làm để tạo nên những giá trị khác biệt, màu sắc mới lạ cho OCOP địa phương; đồng thời, mỗi thành viên phát huy tinh thần tự lực, tự giác trong quá trình phát triển, tạo ra sức mạnh nội lực, thúc đẩy chương trình OCOP vươn xa.

Tham dự lễ, bà Lê Nhật Thùy - Phó Tổng Giám đốc cấp cao, kiêm Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ từ thiện C.P. Việt Nam cam kết trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Hội quán trong phát triển OCOP, gắn với bảo tồn và quảng bá hình ảnh Sếu đầu đỏ, du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Ông Supree Baosingsauy - Ủy viên và Cố vấn/ Nguyên Giám đốc điều hành Quỹ phát triển đời sống nông thôn của Tập đoàn C.P  trao sổ nhật ký hoạt động cho Chủ nhiệm Hội quán Cộng đồng OCOP - Tam Nông

Theo Cổng TTĐT tỉnh

Tỉnh Đồng Tháp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Tỉnh Đồng Tháp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

Ngày 02/12/2024, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tiến hành họp xét, đánh giá đề nghị công nhân sản phẩm OCOP 4 sao. Năm 2024, có 253 sản phẩm dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 137 chủ thể (58 sản phẩm đánh giá lại; 16 sản phẩm thi nâng hạng; 179 sản phẩm mới dự thi). Kết quả, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đã đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP 3 sao đối với 195/253 sản phẩm dự thi của 120 chủ thể (149 sản phẩm mới; 46 sản phẩm đánh giá lại).

 

Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã gửi hồ sơ về cấp tỉnh xem xét đánh giá  công nhận sản phẩm OCOP 4 sao đối với những sản phẩm đạt trên ≤ 70 điểm có 45 sản phẩm. Qua xem xét hồ sơ dự thi trong đó có 04 sản phẩm (02 sản phẩm tham gia nâng hạng và 02 sản phẩm mới). Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cho ý kiến đối với 04 sản phẩm trên, như sau: (i) 02 sản phẩm (Bột chuối chiên 150g và Bột chuối chiên 250g) của Cơ sở sản xuất kinh doanh bột thực phẩm Lê Hà thành 01 sản phẩm (Bột chuối chiên 150g - 250g); (ii) 02 sản phẩm (Hạt sen sấy 100g và Hạt sen sấy 200g) của Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp thành 01 sản phẩm (Hạt sen sấy 100g- 200g). Lý do: Các sản phẩm trên giống về bao bì, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chỉ khác nhau trọng lượng.

Căn cứ các lý do trên tổng cộng số lượng hồ sơ dự thi: Năm 2024, 43 sản phẩm đề nghị cấp tỉnh đánh giá công nhận 4 sao. Hội đồng OCOP cấp tỉnh đã tiến hành đánh giá, phân hạng sản phẩm dự thi 4 sao OCOP theo đúng quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục thực hiện trên “Phần mềm số hoá OCOP”, Hướng dẫn số 3263/HD- SNN-OCOP ngày 23/8/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn hồ sơ sản phẩm tham gia dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp.

Hình ảnh sản phẩm OCOP tham gia đánh giá phân hạng 4 sao năm 2024


 Sau phiên họp, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt 4 sao, đồng thời gửi trả hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, công nhận sản phẩm đạt 3 sao OCOP với các trường hợp kết quả đánh giá của Hội đồng OCOP cấp tỉnh đạt dưới 70 điểm hoặc chưa đủ điều kiện công nhận sản phẩm OCOP 4 sao theo quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ./.

                                                                                                                MT-VPĐP

Tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2024

Từ ngày 26-27/11 đến ngày 12-13/12/2024, Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025 chủ trì phối hợp với Trường Chính Sách Công- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2024 tại 12 huyện, thành phố.

Mục đích nhằm giúp học viên hiểu tổng quan về câu chuyện sản phẩm OCOP, từ đó hình thành ý tưởng và nâng cao kỹ năng viết câu chuyện sản phẩm. Hiểu rõ sự cần thiết của việc duy trì và nâng hạng sản phẩm; được tư vấn những phần việc cần làm để hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia theo Quyết định 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai một số nội dung mới về công tác quản lý của các ngành liên quan đến Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Quy trình chấm điểm, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; Các cơ chế, chính sách về hỗ trợ chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Chuyển đổi số trong chương trình OCOP.

Quảng cảnh tại buổi tập huấn

Các nội dung tập huấn gồm: 1. Hướng dẫn xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP (06 lớp), gồm các nội dung: (i) Sự cần thiết của câu chuyện sản phẩm; (ii) Ý tưởng hình thành câu chuyện sản phẩm; (iii) Yêu cầu của một câu chuyện sản phẩm; (iv) Tiêu chuẩn đánh giá một câu chuyện hay, nâng cao giá trị của sản phẩm;  2. Hướng dẫn hồ sơ dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên (06 lớp), gồm các nội dung: (i) Mục đích và ý nghĩa của nâng hạng sản phẩm OCOP; (ii) Những yêu cầu để hoàn thiện hồ sơ tham gia dự thi nâng hạng sản phẩm từ 4 sao trở lên (tư vấn cho từng sản phẩm); (iii) Định hướng và những yêu cầu đối với sản phẩm đạt từ 4 sao trở lên.

Tại các buổi tập huấn các chủ thể và các cán bộ của các đơn vị đã tích cực tham gia vào các hoạt động tại buổi tập huấn./.

                                                                                                                        MT-VPĐP

Ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh năm 2024

Ngày 30/10/2024. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 154/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh năm 2024.

Theo Quyết định Hội đồng có chức năng tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm theo Bộ Tiêu chí của Trung ương, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

Hình ảnh sản phẩm OCOP Đồng Tháp tham gia trưng bày tại Kiên Giang

Theo đó, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng được quy định cụ thể:

1. Hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai.

2. Tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm theo hồ sơ đề nghị của
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn Tỉnh, để làm căn cứ trình
Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định công nhận và phân hạng sản phẩm OCOP.
Nội dung đánh giá và phân hạng sản phẩm theo Quyết định số 148/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định, đánh giá hồ sơ sản phẩm của Tổ tư
vấn đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp tỉnh năm 2024
(Tổ tư vấn Hội đồng): các thành viên Hội đồng thảo luận, trao đổi những vấn đề
chưa rõ; thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể,
định tính (nếu cần thiết).

4. Các thành viên Hội đồng đánh giá sản phẩm theo bảng điểm Bộ tiêu chí của Trung ương. Đánh giá kết quả sản phẩm OCOP công tâm, chính xác, khách quan, công bằng, đúng quy định; không tiết lộ thông tin, kết quả trước khi cuộc đánh giá kết thúc. Điểm của các thành viên trong Hội đồng không được chênh lệch quá 10 điểm. Trong trường hợp chênh lệch quá quy định, Hội đồng cấp Tỉnh sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.

5. Tổng hợp kết quả đánh giá, tính điểm cộng trung bình của các thành
viên Hội đồng cho từng sản phẩm dự thi. Hội đồng thống nhất, thông qua kết

quả đánh giá sản phẩm đạt 4 sao OCOP (từ 70 điểm đến dưới 90 điểm), đề xuất
các sản phẩm có thể tham gia đánh giá cấp trung ương (từ 90 điểm trở lên), báo
cáo kết quả về UBND cấp tỉnh và đề xuất về phân hạng sản phẩm.

6. Cuộc họp đánh giá, phân hạng sản phẩm phải có ít nhất 75% (3/4) số
thành viên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội
đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền điều hành. Từng thành viên Hội đồng
đánh giá chấm điểm, sau đó lấy điểm cộng trung bình của các thành viên Hội
đồng cho từng sản phẩm.

7. Khi tổ chức họp đánh giá, phân hạng, tùy từng sản phẩm cụ thể mà
Chủ tịch Hội đồng sẽ xem xét sự cần thiết để mời bổ sung thành viên thuộc các
Sở, ban, ngành tỉnh hoặc đơn vị tư vấn có liên quan tham gia, góp ý để đảm bảo
chất lượng đánh giá của Hội đồng.

8. Không chấm điểm các sản phẩm khi phát hiện giả mạo hồ sơ, sản phẩm
có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng mã số, mã vạch của cơ sở
khác, không có tên cơ sở sản xuất và các trường hợp khác mà Hội đồng phát
hiện có sai phạm.

9. Các thành viên Hội đồng vắng mặt tại buổi đánh giá phải báo cáo trước
cho Chủ tịch Hội đồng để xem xét, bổ sung thay thế./.

Nguồn: Quyết định số 154 /QĐ-UBND-TL ngày 30/10/2024                               

MT

Đồng Tháp có 02 sản phẩm OCOP đạt giải sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Đồng Tháp có 02 sản phẩm OCOP đạt giải sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024

Tối ngày 03/10/2024, tại Quảng Trường Trần Quang Khải đã diễn ra Lễ Bế mạc Diễn đàn và trao giải Hội thi sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

 

Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã trao chứng nhận sản phẩm OCOP tiêu biểu cho 23 sản phẩm của 22 chủ thể tham gia hội thi sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2024. Riêng tỉnh Đồng Tháp có 02 sản phẩm được vinh danh là sản phẩm Hoa sen sấy - Công ty TNHH Khởi Minh Thành Công và sản phẩm Xoài sấy - Công ty TNHH Nam Huy Đồng Tháp.

Ảnh 02 sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Tháp đạt giải

Tại Diễn đàn năm nay tỉnh Đồng Tháp có 05 sản phẩm dự thi, các chủ thể OCOP có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, quảng bá tiềm năng, cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP ở trong và ngoài nước, đồng thời đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đặc trưng đến gần hơn với người tiêu dùng.

Ông Giang Thanh Khoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao chứng nhận

cho các chủ thể đạt giải

Phát biểu Bế mạc Diễn đàn, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết trong 05 ngày qua, diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với các Tỉnh bạn, du khách trong và ngoài tỉnh. Qua diễn đàn, các chủ thể sản phẩm OCOP có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, quảng bá tiềm năng, cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP ở trong và ngoài nước, đồng thời đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đặc trưng đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trao cờ đăng cai tổ chức diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2025 cho Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang (lần thứ 4).

                                                                                                                        MT

Khai mạc Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Khai mạc Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024

Đây là sự kiện vừa diễn ra vào sáng 29-9, tại Quảng trường Trần Quang Khải tỉnh Kiên Giang, do Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đăng cai, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, với chủ đề “Liên kết cùng phát triển – Kiên Giang 2024”.


Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được tổ chức nhằm tăng cường tính hợp tác và liên kết giữa các tỉnh/thành phố trong vùng ĐBSCL, giữa vùng ĐBSCL với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương khác trên cả nước, làm cơ sở để đẩy mạnh và phát huy tiềm năng về sản phẩm OCOP của vùng ĐBSCL.

         

Ảnh buổi khai mạc Diễn đàn

Đến tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - Ông Giang Thanh Khoa, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương - Ông Ngô Trường Sơn. Ngoài ra còn có đại diện các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND, VPĐP của hơn 34 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các Hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP tham dự. Diễn đàn năm nay có sự góp mặt của 320 gian hàng của các tỉnh khu vực ĐBSCL và trên cả nước, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm OCOP tiêu biểu, đặc sản địa phương, sản phẩm công nghiệp nông thôn.

Trong khuôn khổ Diễn đàn có các hoạt động nổi bật như:

• Triển lãm sản phẩm OCOP đến từ khắp các vùng trên cả nước, mang đến cơ hội khám phá và kết nối với nhiều sản phẩm chất lượng.

• Hội thi “Sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2024”, nhằm quảng bá hình ảnh ấn tượng, đặc trưng về sản phẩm OCOP của các tỉnh vùng ĐBSCL.

• Các hội nghị, hội thảo, và ký kết biên bản hợp tác nhằm thúc đẩy kết nối giao thương, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP trong nước và quốc tế.

• Đặc biệt, quý khách sẽ được khám phá quy trình sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc, một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Kiên Giang.

            Tham gia Diễn đàn, tỉnh Đồng Tháp có khoảng 100 sản phẩm tham gia trưng bày sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các sản phẩm tiềm năng OCOP thuộc các nhóm sản phẩm làm từ sen, xoài, chanh, hạt sen, trà sen, nem, bì, chả lụa, mít sấy, các sản phẩm sau gạo, ……

Hình ảnh gian hàng Đồng Tháp tham gia trưng bày tại Diễn đàn

Tỉnh Đồng Tháp có 5 sản phẩmtham gia dự Hội thi“Sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2024”, gồm: Hoa sen sấy khô - Công ty TNHH SX TM DV Khởi Minh Thành Công – TP. Cao Lãnh; Bún gạo lứt tươi sấy dẻo - Công ty TNHH Tú Trinh Food; Bún rau củ - Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi; Xoài sấy Công ty TNHHH MTV Nam Huy Đồng Tháp - huyện Châu Thành; Hạt sen nước đường - Công ty cổ phần thực phẩm Sen Đại Việt.

Hình ảnh các sản phẩm tỉnh Đồng Tháp tham dự thi tại Diễn đàn

Đại diện Công ty cổ phần Sen Đại Việt giới thiệu thuyết trình sản phẩm Hạt sen nước Đường với Ban giám khảo tại Hội thi

Diễn đàn diễn ra từ ngày 29/9 đến 03/10 năm 2024, tại Trung tâm sinh hoạt cộng đồng Trần Quang Khải (Quảng trường Trần Quang Khải), phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang./.

                                                                                                                        MT

Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp năm 2024

Nhằm chuẩn bị tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 của tỉnh, ngày 25/09/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 133/QĐ-UBND-TL Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 70/QĐ-UBND-TL ngày 14 tháng 6 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh năm 2024.

 

Theo đó nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh có trách nhiệm: a) Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh theo quy định tại  Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); b) Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh năm 2024; Quyết định thành lập Tổ  tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh năm 2024.

Đồng thời giao nhiệm vụ của cơ quan Thường trực Hội đồng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): a) Dự thảo Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh năm 2024; dự thảo Quyết định thành lập Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh năm 2024; tham mưu Hội đồng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ký ban hành; đồng thời gửi Sở Nội vụ theo dõi; b) Bố trí cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị khác, đảm bảo cho Hội đồng hoạt động theo quy định pháp luật.

Luỹ kế đến nay, tỉnh Đồng Tháp có 453 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (01 sản phẩm 5 sao; 86 sản phẩm 4 sao; 366 sản phẩm 3 sao) của 175 chủ thể (Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 28%; HTX chiếm 7,43%; Hộ gia đình/Cơ sở sản xuất chiếm 64,57%); trong đó, có 40,57% chủ thể là nữ (đạt 153,56% so với chỉ tiêu giai đoạn).

Nguồn: Quyết định số 133/QĐ-UBND-TL ngày 25/9/2024.                                    

                                                                                            MT

Đồng Tháp triển khai thực hiện Mô hình “Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp”

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Đồng Tháp triển khai thực hiện Mô hình “Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp”

Ngày 08/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch số 295/KH-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Mô hình “Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp”, một trong những mô hình thí điểm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt danh mục tại Quyết định số 3996/QĐ-BNN-VPĐP ngày 28/9/2023, thuộc Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó mục tiêu của Kế hoạch: (1) Phát triển du lịch bền vững: Xây dựng các hoạt động du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên, đồng thời thúc đẩy kinh tế địa phương; (2) Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tăng cường nhận thức của người dân địa phương về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử và bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch; (3)Tạo cơ hội việc làm: Tạo thêm việc làm cho người dân địa phương thông qua các hoạt động du lịch và dịch vụ liên quan, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng; (4)Tăng cường quảng bá: Quảng bá rộng rãi mô hình du lịch đến du khách trong và ngoài nước, sử dụng các kênh truyền thông và mạng xã hội để thu hút khách du lịch; (5) Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, bao gồm các tour tham quan trải nghiệm nông nghiệp, các hoạt động văn hóa truyền thống và tham gia vào cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương.

- Nội dung triển khai thực hiện: (1) Nâng cấp, đầu tư hạ tầng phát triển điểm du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn; (2) Xây dựng và triển khai mô hình thí điểm phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững; (3) Xây dựng hoàn thiện mô hình theo tiêu chuẩn OCOP du lịch cộng đồng.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025 phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn UBND huyện Tháp Mười triển khai thực hiện mô hình; theo dõi thực hiện các nội dung, chương trình đúng với đề xuất đã được phê duyệt.

Mô hình “Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện tại Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Thời gian thực hiện từ tháng 9/2024 đến tháng 12/2025.

 

Ảnh Cánh đồng Sen - huyện Tháp Mười

Nguồn: Kế hoạch số 295/KH-UBND ngày 08/9/2024.

MT

Tập huấn OCOP chuyên sâu về OCOP năm 2024 tại tỉnh Bến Tre

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Tập huấn OCOP chuyên sâu về OCOP năm 2024 tại tỉnh Bến Tre

Sáng ngày 26/8/2024 tại tỉnh thành phố Bến Tre, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã khai mạc lớp tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, chủ thể OCOP về khai thác và phát triển thương hiệu, sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm OCOP. Đến khai mạc lớp tập huấn có Đồng chí Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM TW. Về phía Lãnh đạo tỉnh Bến Tre có đồng chí Lê Văn Anh, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT đến dự.

Đồng chí Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM TW phát biểu khai mạc tại buổi tập huấn

Đến tham dự Lớp tập huấn có trên 200 đại biểu là đại diện Lãnh đạo, cán bộ thuộc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; lãnh đạo, cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện của 19 tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (gồm Bình Phước, TP Hồ Chí Minh; Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Tp. Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long). Các chủ thể OCOP tiêu biểu ở các địa phương; các đơn vị tư vấn Chương trình OCOP đến tham dự.

 

Tham gia tập huấn, các học viên đã được các chuyên gia đến từ Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chuyên gia sở hữu trí tuệ trao đổi về các nội dung: Tổng quát chung về thương hiệu, vai trò của thương hiệu trong phát triển sản phẩm OCOP; khái quát về khai thác tài sản trí tuệ liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP: Khái niệm, phân loại, vai trò của tài sản trí tuệ trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng; tạo dựng, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ đối với sản phẩm OCOP: vai trò về nhãn hiệu của chủ thể và khai thác giá trị cộng đồng thông qua sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; những vấn đề trong thiết kế, sử dụng các dấu hiệu hiệu về sở hữu trí tuệ trong bao bì, nhãn mác của sản phẩm OCOP; đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm OCOP ra nước ngoài.

Hình ảnh các học viên tham gia ý kiến tại lớp tập huấn

Lớp tập huấn sẽ diễn ra 03 ngày từ ngày 28-30/10/2024.

Ngoài ra trong khuôn khổ chương trình tập huấn, các học viên được tham quan thực tế các sản phẩm OCOP của tỉnh Bến Tre./.

                                                                                                                        MT

Đoàn công tác Trung ương khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Đoàn công tác Trung ương khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu

Trong 03 ngày từ ngày 31/7- 02/8/2024, Đoàn công tác Trung ương đã khảo sát, làm việc về các mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu tại tỉnh Đồng Tháp, thành phần gồm Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

Ngày 01/8/2024, Đoàn công tác Trung ương đến làm việc với UBND thành phố Sa Đéc, tiếp đoàn có đại diện Văn phòng Điều phối tỉnh, Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa - TT thành phố, cùng các đơn vị liên quan. Tại đây Đoàn công tác nghe báo cáo về thực trạng phát triển du lịch của địa phương phát triển 18 điểm tham quan trải nghiệm du lịch nông nghiệp, trong đó có 12 điểm đang khai thác có hiệu quả (có 06 điểm du lịch được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là Điểm du lịch theo Luật Du lịch 2017: Happyland Hùng Thy, Vườn kiểng Ngọc Lan, Khu du lịch hoa kiểng Sa Đéc, Cánh đồng Hoa Hồng Sa Đéc, Vường hồng Tư Tôn, Vườn hoa và Nghỉ dưỡng Sa Nhiên). Hiện trên địa bàn thành phố Sa Đéc, có 04 điểm du lịch nông nghiệp được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao theo bộ tiêu chí du lịch nông thôn của Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm: Homestay Ngôi nhà Hoa và Ếch, Vường kiểng Ngọc lan, Happyland Hùng Thy, Sa Nhiên Garden,....

Đoàn công tác Trung ương làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc và Hộ kinh doanh Khu du lịch hoa kiểng Sa Đéc

Đoàn công tác làm việc với Hộ kinh doanh Khu vui chơi miệt vườn Happyland Hùng Thy điểm du lịch đạt OCOP 4 sao năm 2023

Ngày 02/8/2024, Đoàn công tác Trung ương đến làm việc với UBND Tháp Mười, tiếp đoàn có đại diện Văn phòng Điều phối tỉnh, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Văn hóa - thông tin huyện cùng các đơn vị liên quan. Tại đây Đoàn công tác nghe báo cáo cáo về các hoạt động của Hội quán Du lịch Đồng Sen Tháp Mười (Hội quán) được thành lập theo Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 09/8/2023 của UBND xã Mỹ Hòa có 13 thành viên. Hội quán đã tập trung các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch cùng ý tưởng, cùng chung chí hướng, cùng ngồi lại với nhau bàn luận, đưa ra những giải pháp để cùng nhau xây dựng, cùng nhau thụ hưởng.

Đoàn công tác Trung ương làm việc tại Hội quán Du lịch Đồng Sen Tháp Mười

Đoàn công tác Trung ương làm việc tại Công ty Sen Đại Việt huyện Tháp Mười

Đối với tỉnh, định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới đó là: (1) Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, tiếp tục tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các ngành, các cấp và người dân xem du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh; (2) Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tại Kết luận số 249-KL/TU ngày 01/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh và Kế hoạch số 61/KH-UBND của UBND Tỉnh về thực hiện Kết luận số 249-KL/TU của BCH Đảng bộ Tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025; Nghi quyết số 01/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc Quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2026 và Đề án phát triển du lịch góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến 2030; (3) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP, kết nối và xây dựng các tour tuyến du lịch nông thôn, phát triển hệ thống sản phẩm có tính liên kết cao như: sản phẩm du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP kết hợp trải nghiệm làng nghề, du lịch văn hóa lịch sử (Đình làng – Nhà cổ) kết hợp Lễ hội, du lịch ẩm thực Sen - sự kiện/MICE kết hợp mua sắm, du lịch chính quyền, du lịch số, du lịch chăm sóc sức khỏe./.

CTV

Tập huấn nâng cao kỹ năng tay nghề cho lao động của các làng nghề đan các sản phẩm từ mây, tre, nứa, lục bình năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Tập huấn nâng cao kỹ năng tay nghề cho lao động của các làng nghề đan các sản phẩm từ mây, tre, nứa, lục bình năm 2024

Ngày 8/7/2024, tại Trường Cao Đẳng cộng đồng Đồng Tháp, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tay nghề cho lao động của các làng nghề đan các sản phẩm từ mây, tre, nứa, lục bình.

Quang cảnh buổi tập huấn

Báo cáo viên có Ông Nguyễn Văn Trung - Nghệ nhân ưu tú, Giám đốc Trung tâm Giáp dục nghề nghiệp Mỹ nghệ Hoa Sơn, làng nghề mây, tre đan thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Tham dự lớp tập huấn có khoảng 30 học viên tham gia, đối tượng tham giangười lao động, thợ lành nghề đang trực tiếp (có khả năng hướng dẫn lại lao động tại làng nghề) tham gia sản xuất tại các làng nghề, ngành nghề đan thúng rổ, đan bội, đan cần xé, đan lờ, lọp, đan mê bồ, lục bình trên địa bàn tỉnh.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung giới thiệu nguyên liệu đan cho các học viên

Nội dung tập huấn tập trung vào một số vấn đề chính như: Giới thiệu một số nội dung liên quan đến thẩm mỹ, thiết kế, tạo hình sản phẩm và hoạch toán giá trị sản phẩm đan; Thực hành, hướng dẫn đan các mẫu kỷ xảo, kết hợp nhiều mẫu đan trong từng sản phẩm.

Hình ảnh các học viên tự thiết kế mẫu đan và hướng dẫn, góp ý của

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung

Thời gian diễn ra lớp học 05 ngày kể từ 8/7/2024 đến ngày 12/7/2024. Trong đó 03 ngày học lý thuyết kết hợp thực hành và 02 ngày đi khảo sát, nghiên cứu sản phẩm, thị trường thực tế tại Tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng.

Ảnh lớp khảo sát, nghiên cứu sản phẩm, thị trường thực tế tại Tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng

Lớp tập huấn với mong muốn giúp nâng cao kỹ năng tay nghề cho các lao động tại các làng nghề, ngành nghề đan các sản phẩm từ mây, tre, nứa, lục bình,… nhằm cải tiến, sáng tạo đa dạng mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề theo xu hướng tiêu dùng; thuận lợi tiếp cận, mở rộng liên kết tiêu thụ sản phẩm và tạo tiền đề cho các làng nghề tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Tạo điều kiện cho lao động tại các làng nghề gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm; trãi nghiệm thực tế các sản phẩm đang có trên thị trường, tìm hiểu xu hướng tiêu dùng và tìm kiếm đối tác kết nối hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

                                                                       Thảo Nguyên- Chi cục PTNT

Xã Mỹ Thọ tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Làng nghề Đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình ấp Mỹ Đông Bốn

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Xã Mỹ Thọ tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Làng nghề Đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình ấp Mỹ Đông Bốn

Sáng ngày 29/6/2024, UBND xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh tổ chức lễ đón nhận Bằng của UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận Làng nghề Đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình ấp Mỹ Đông Bốn, xã Mỹ Thọ.

Quang cảnh buổi lễ

Đến tham dự buổi lễ có bà Nguyễn Thị Mỹ Hưng, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển PTNT, ông Huỳnh Thanh Sơn - PCT UBND huyện Cao Lãnh, Lãnh đạo các ngành, ban, tổ chức chính trị xã hội huyện; Đảng uỷ và UBND xã Mỹ Thọ.

Làng nghề đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình ấp Mỹ Đông Bốn, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh hiện có 98/450 hộ tham gia hoạt động làm nghề, đạt 22% (98/450 tổng số hộ trên địa bàn ấp), với 196 lao động/98 hộ tham gia tham gia làm nghề. Làng nghề sản xuất theo đơn đặt hàng, có liên kết tiêu thụ, hầu hết hoạt động thường xuyên quanh năm. Hiện tại ấp có 03 tổ nhỏ đi phân phát các khuôn, lục bình đến tận nhà từng hộ dân tham gia đan và làm đầu mối nhận hàng. Mỗi tổ giao động từ 30 - 50 hộ. Trong thời gian qua, làng nghề hoạt động ổn định, có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. Bình quân mỗi lao động tham gia làm nghề có thu nhập từ 1.000.000 đến 3.500.000 đồng/người/tháng.

Hiện nay địa phương đã xây dựng và phê duyệt phương án án bảo vệ môi trường làng nghề tại Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 26/9/2023 của UBND huyện Cao Lãnh. Việc tổ chức sản xuất của các hộ làm nghề luôn chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Tại các cơ sở/hộ đan lục bình, các loại chất thải phát sinh đều được các cơ sở/hộ thu gom, xử lý đúng quy định về bảo vệ môi trường trong làng nghề. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1266/QĐ-UBND-HC ngày 07/12/2023 công nhận Làng nghề đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình tại ấp Mỹ Đông Bốn, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hưng, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển PTNT đại diện trao bằng công nhận Làng nghề, ông Huỳnh Thanh Sơn - PCT UBND huyện Cao Lãnh tặng hoa chúc mừng

Bà Nguyễn Kim Loan - Đại diện Làng nghề phát biểu tại buổi lễ

Ông Huỳnh Thanh Sơn – Phó chủ tịch UBND huyện Cao Lãnh phát biểu tại buổi Lễ

Việc công nhận Làng nghề đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình ấp Mỹ Đông Bốn, xã Mỹ Thọ có ý nghĩa to lớn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế và văn hóa của người dân địa phương.

Đến nay Toàn tỉnh hiện41 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định. Trong đó, có 01 nghề truyền thống, 22 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống với các sản phẩm khá đa dạng tập trung chủ yếu vào 3 nhóm: chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.

Thảo Nguyên - Chi cục Phát triển nông thôn

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử, kinh doanh sản phẩm làng nghề trên sàn thương mại điện tử năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử, kinh doanh sản phẩm làng nghề trên sàn thương mại điện tử năm 2024

Ngày 24/6/2024, Chi cục Phát triển nông thôn Đồng Tháp đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử, kinh doanh sản phẩm làng nghề trên sàn thương mại điện tử năm 2024 tại Trường Cao Đẳng cộng đồng Đồng Tháp.

Quang cảnh buổi tập huấn

Tham dự lớp tập huấn có khoảng 30 học viên tham gia, đối tượng tham gia là các hộ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn trên địa bàn Tỉnh như đan thúng rổ, dệt chiếu, dệt khăn choàng, nghề sản xuất nem, hoa kiểng, sản xuất bột, đan mê bồ…

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được Báo cáo viên, Thạc sĩ Hồ Quốc Mạnh, Quyền Trưởng khoa Khoa công nghệ thông tin, Giám đốc Trung tâm Tin học Trường Đại học Võ Trường Toản chia sẻ, truyền đạt các nội dung chính sau: Một số hỗ trợ giúp cơ sở sản xuất nâng cao doanh số bán hàng online; viết nội dung đăng bày quảng cáo; chạy quảng cáo trên App: Tiktok, Zalo, Facebook,…; Thiết kế giao diện thương mại điện tử cho công ty; tư vấn chiến lược Marketing trên nền tảng App; Thanh toán qua mạng; Bảo mật và an toàn mạng.

Các học viên thực hành tạo trang bán hàng trên Facebook

Kết thúc lớp Tập huấn, Ban tổ chức mong muốn mang đến cho các học viên có kinh nghiệm thực tế sử dụng các app để đăng quảng cáo bán hàng qua mạng, đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, giúp học viên cách tiếp cận khách hàng thành công. Đồng thời, giúp các học viên cách viết nội dung quảng cáo, giúp cho doanh nghiệp tạo thương hiệu cá nhân với tăng độ tin tưởng với đối tác, khách hàng.

Thảo Nguyên-Chi cục Phát triển nông thôn

Sở Công Thương Đồng Tháp xây dựng kế hoạch hỗ trợ và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Sở Công Thương Đồng Tháp xây dựng kế hoạch hỗ trợ và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm năm 2024

Nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất nói chung và các chủ thể OCOP trên địa bàn Tỉnh nói riêng phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm ngày càng đẹp hơn, phù hợp hơn với đặc thù của từng sản phẩm, ngày 04/6/2024 Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 1485/KH-SCT về hỗ trợ và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm năm 2024.

Ảnh minh hoạ- sưu tầm

Nội dung của Kế hoạch gồm:

(1) Tập huấn kiến thức, hướng dẫn thiết kế nhãn hiệu, bao bì sản phẩm. Thời gian triển khai: Quý III/2024.

(2) Lồng ghép triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm: Triển khai việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Made in Dong Thap”; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo, gặp gỡ kết nối cung cầu hàng hóa, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa và định hướng xuất khẩu;  Hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua tham gia kinh doanh trên nền tảng số; triển khai các chính sách khuyến công, chính sách khoa học và công nghệ,…

(3) Thực hiện công tác truyền thông về phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm: Phối hợp với cơ quan truyền thông thực hiện công tác thông tin và truyền thông liên quan đến các chương trình hoạt động, kế hoạch, chính sách hỗ trợ phát triển nhãn hiệu, bao bì cho sản phẩm nông sản của Tỉnh và các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Made in Dong Thap”. Thời gian thực hiện: Quý III-IV/2024.

Chi tiết nội dung Kế hoạch tại đây./.

Ngọc Cẩm, Sở Công Thương

Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức tập huấn Phát triển thương mại điện tử năm 2024

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức tập huấn Phát triển thương mại điện tử năm 2024

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất trên địa bàn Tỉnh nói chung và các chủ thể OCOP nói riêng nâng cao kỹ năng, kiến thức về thương mại điện tử, Sở Công Thương phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức lớp tập huấn về phát triển Thương mại điện tử năm 2024.

(Ảnh minh hoạ-sưu tầm)

Chương trình tập huấn sẽ diễn ra trong 02 ngày, từ ngày 27 và 28/6/2024 tại Nhà khách Phố Sen, địa chỉ số 48 Lý Thường Kiệt, Phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nội dung Chương trình gồm:

- Đào tạo về xu hướng bán hàng năm 2024.

- Sự ảnh hưởng của Livestream/ Shoppertainment.

- Tập huấn livestream bán hàng.

- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh sản phẩm trên website, sàn thương mại điện tử.

- Kỹ năng giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.

Chi tiết nội dung Thư mời và Chương trình tập huấn tại đây./.

            Ngọc Cẩm, Sở Công Thương

Vinh danh, trao giấy chứng nhận sản phẩm đạt 4-5 sao OCOP tỉnh Đồng Tháp

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Vinh danh, trao giấy chứng nhận sản phẩm đạt 4-5 sao OCOP tỉnh Đồng Tháp

Sáng ngày 18/5/2024, trong khuôn khổ “Hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng Sen tỉnh Đồng Tháp gắn với kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh” tại Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã trao Quyết định chứng nhận sản phẩm đạt 4 sao OCOP tỉnh Đồng Tháp năm 2023 và vinh danh sản phẩm đạt 5 sao OCOP tại tỉnh.

Thay mặt Uỷ ban nhân dân tỉnh ông Nguyễn Văn Vũ Minh-Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT và bà Võ Phương Thuỷ - Giám đốc Sở Công Thương đã trao giấy chứng nhận và hoa chúc mừng các chủ thể có sản phẩm đạt 4 sao OCOP năm 2023

Đây là hoạt động quan trọng nhằm khích lệ tinh thần sản xuất, cũng như tuyên dương các chủ thể đã tham gia tích cực vào Chương trình OCOP, không ngừng phát triển sản phẩm và được công nhận sản phẩm đạt 4-5 sao OCOP năm 2023.

Năm 2023, tỉnh Đồng Tháp có 40 sản phẩm của 13 chủ thể đạt 4 sao OCOP (Trong đó, có 20 sản phẩm tham gia đánh giá lại sau 03 năm công nhận; 20 sản phẩm mới tham gia đánh giá, phân hạng năm 2023). Ngoài ra, tỉnh có sản phẩm “Hạt sen sấy Nam Huy” của Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 453 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (01 sản phẩm 5 sao; 85 sản phẩm 4 sao; 367 sản phẩm 3 sao) của 175 chủ thể./.

Hoài Hặng - VPĐP

Phát hành Ebook - Sổ tay giới thiệu làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Phát hành Ebook - Sổ tay giới thiệu làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Vừa qua, Chi cục Phát triển nông thôn Đồng Tháp vừa phát hành Ebook - Sổ tay giới thiệu làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Hình ảnh Ebook được đăng tải trên website nền tảng số nông nghiệp

Ebook được phát hành chứa đựng nhiều nội dung hữu ích nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh làng nghề, làng nghề truyền thống cho các tổ chức, cá nhân trao đổi thông tin, tra cứu, liên hệ với những cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm tại làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, Sổ tay được trình bày song ngữ (Tiếng Việt -  Tiếng Anh), kết hợp với ứng dụng công nghệ số - Ebook điện tử sẽ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, góp phần trong việc giới thiệu, quảng bá làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Đồng Tháp vươn xa hơn. Thông qua môi trường mạng, người dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR hoặc click vào đường link https://vdapes.com/so-tay-lang-nghe để tiếp cận được với Sổ tay, dễ dàng xem, chia sẻ, lan tỏa thông tin về làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh trên các thiết bị có kết nối internet, qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo,  Twitter….

Sổ tay- Ebook gồm có 02 phần chính, phần thứ nhất giới thiệu các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận, phần th hai giới thiệu một số sản phẩm nghề tiêu biểu, nổi danh của Đồng Tháp.

                                                                                                Nguyễn Hưng