Asset-Herausgeber

null Hội nghị sơ kết chuyên đề Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025

Trang chủ Tin tức - sự kiện

Hội nghị sơ kết chuyên đề Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025

Sáng ngày 27/12/2024, tại Hội trường Ủy ban nhân dân Tỉnh đã diễn ra Hội nghị sơ kết chuyên đề Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng giai đoạn 2026 -2030. Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh uỷ/Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 đến dự và chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có ông Nguyễn Phước Thiện Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng chủ trì và hơn 115 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu cấp huyện.

Quang cảnh Hội nghị

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị; trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó chủ thể thực hiện là hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh.

Sau gần 04 năm triển khai thực hiện, đến nay Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo phương thức truyền thống sang ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Luỹ kế tính đến thời điểm hiện nay tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩn OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 01 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể (tăng 128 sản phẩm so với năm 2023).

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu: có 04 sản phẩm tiềm năng đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia và kết quả có 01 sản phẩm đạt 5 sao OCOP (kế hoạch có 15 sản phẩm tiềm năng đạt 05 sao được đề nghị Trung ương đánh giá); Chủ thể OCOP là HTX đạt 8,94% (kế hoạch có 40%) và chủ thể OCOP là doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 24% (kế hoạch có 30%); 02 chủ thể OCOP thực hiện xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng (kế hoạch có ít nhất 30%); 09/41 nghề truyền thống, làng nghề có sản phẩm OCOP, đạt 21,95% (kế hoạch có 50%);

Ông Nguyễn Phước Thiện Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả

Chương trình OCOP

Giải pháp thực hiện trong thời gian tới: (1) Phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, chủ thể OCOP trong việc đầu tư, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ; (2) Tổ chức rà soát, xác định các sản phẩm tiềm năng của hợp tác xã, làng nghề, làng nghề truyền thống của địa phương để hỗ trợ tham gia Chương trình OCOP và có định hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, có chất lượng nhằm đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất và liên kết thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng/có sản phẩm OCOP xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nguồn cung hàng hóa đảm bảo chất lượng; (3) triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ các chủ thể trong việc đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; tập huấn, đào tạo kiến thức sản xuất, kinh doanh, nhất là hỗ trợ đào tạo kinh doanh qua thương mại điện tử, đáp ứng xu hướng kinh doanh hàng hóa của thị trường. Khuyến khích và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cũng như tạo điều kiện các chủ thể sản xuất liên kết tiêu thụ nguyên liệu từ các hợp tác xã, làng nghề, làng nghề truyền thống để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao hơn để tham gia Chương trình OCOP; (4) Tổ chức vận hành hiệu quả Không gian Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp là không gian hỗ trợ chủ thể phát triển, chuẩn hoá thêm sản phẩm tiềm năng để tham gia vào Chương trình OCOP; cũng như là nơi để các sản phẩm OCOP tiếp cận thêm nhiều nội dung tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, kết nối giao thương.

Tại Hội nghị này, UBND tỉnh đã trao Giấy chứng nhận đạt 4 sao cho 35 sản phẩm (18 sản phẩm mới; 14 sản phẩm nâng hạng và 03 sản phẩm tham gia đánh giá lại) của 20 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Đồng Tháp năm 2024.

Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp/Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 và Ông Nguyễn Phước Thiện Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp trao chứng nhận và hoa chúc mừng cho các chủ thể OCOP 4 sao năm 2024

                                                                                                        MT